Loading...



    avatar

    mdluffyit91


    Mensagens :
    9
    Data de inscrição :
    22/05/2017
    Nhiều người thường nghĩ sự lo âu, phiền muộn ở người phụ nữ mang thai là hoàn toàn bất lợi cho đứa trẻ sẽ ra đời, phải tuyệt đối tránh. Vậy mà ngược lại, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trường ĐH John Hopkins (Baltimore) lại cho rằng một chút lo lắng, một chút stress lại là điều có ích.

    Theo dõi 137 thai phụ, chửa bình thường và ít nguy cơ nào có thể xảy ra, các nhà nghiên cứu đồ bộ bầu mặc nhà ĐH John Hopkins nhận thấy rằng sự lo lắng và căng thẳng ở mức bình thường trong tuần mang thai từ thứ 24 đến 32 sẽ có tác dụng sinh ra những đứa trẻ lanh lợi, hoạt bát và hiếu động từ tuổi lên 2. Sự lo lắng, căng thẳng trước khi sinh cũng không có một ảnh hưởng nào đến sự phát triển tình cảm và hành vi của đứa trẻ, dựa trên những phương pháp đánh giá khách quan.

    Nữ bác sĩ Janet DiPietro, trưởng nhóm nghiên cứu, nói những khảo sát tác động của stress khi người mẹ mang thai đã công bố trước đây tỏ ra “nhiều sai sót”, vì không dựa trên những cách xác định khách quan, khoa học mà chỉ rút ra kết luận bằng cách hỏi chính bà mẹ về hành vi của đứa trẻ. Các bà mẹ thường có khuynh hướng nêu những khó khăn của mình trong quá trình nuôi dưỡng một đứa con nên thường đưa những ý kiến mang nhiều tính chủ quan.

    Tất nhiên, nói chung tránh được stress và lo lắng thì chẳng những là điều tốt cho bất cứ ai, nhưng chủ yếu là tốt cho bà mẹ chứ không hẳn cho đứa con trong bụng.

    “Có cơ sở sinh học để giải thích vì sao stress vừa phải lại không có hại, thậm chí có lợi cho đứa trẻ. Khi bị stress, não điều khiển các bộ phận chức năng tiết ra các hoá chất và chúng đều là những chất có tác dụng rất tốt đối với sự tăng trưởng và phát triển”, các tác giả biện luận.

    Bác sĩ DiPiero còn cho rằng “rất có thể đây chính là sự truyền lại một cách đơn giản những tín hiệu di truyền. Bà mẹ trong xã hội ngày nay mà bị stress có nghĩa bà thuộc loại người hoạt động, bà có những thách thức phải đối phó và vượt qua. Hành động của bà có tác dụng thúc đẩy đứa trẻ phải phát triển nhanh hơn”.

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những phụ nữ trong nghiên cứu váy bầu xinh của Trường ĐH John Hopkins đều là những người không có vấn đề gì về sức khoẻ tâm thần, không bị trầm cảm, không bị rối loạn cảm giác. Họ là những người hoàn toàn cân bằng và có trách nhiệm. “Kết quả có thể khác nhau xuất phát từ việc chọn người để nghiên cứu. Nếu họ là những phụ nữ quẫn bách, thường xuyên gặp những khó khăn phải quan tâm thường xuyên trong cuộc sống thường nhật thì stress là có hại”, bác sĩ DiPiero bổ sung.